Sinh hoạt khoa học tháng 10/2020: Seminar VAST - HUST - VJU - VMINATEC - UET

     Trong giai đoạn nước ta hiện nay, xu hướng liên kết hợp tác đa ngành đa lĩnh vực giữa các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm đã tạo ra cơ hội để hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau giữa các nhóm hướng tới mục tiêu đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu. Điều này đang trở thành một xu thế chung cho không chỉ riêng lĩnh vực khoa học và công nghệ mà còn nhiều lĩnh vực khác của nước ta.

     Nắm bắt được điều này, Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Micro và nano (VMINA) cùng với Khoa Vật lý kỹ thuật - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN đã liên hệ tới các nhóm nghiên cứu mạnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) và Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN (VJU) để tổ chức buổi seminar khoa học. Nhằm giới thiệu các hướng nghiên cứu hiện tại và trong tương lai của mỗi nhóm để từ đó trao đổi, thảo luận và xúc tiến các liên kết hợp tác giữa các nhóm.

GS. TS. Vũ Đình Lãm chủ trì buổi họp

     Buổi hội thảo được tổ chức tại Viện Hàn lâm KH&CN VN với sự chủ trì của GS. TS. Vũ Đình Lãm - Giám đốc Học viện Khoa học và Công Nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong buổi seminar, các thành viên trong nhóm nghiên cứu của GS. TS. Vũ Đình Lãm (VAST) đã trình bày một số hướng đang được triển khai trong nhóm như:

Optimization for broadband negative refractive index metamaterials (TS. Nguyễn Thị Hiền)

Tối ưu cấu trúc metamaterial ứng dụng trong cảm biến (TS. Bùi Sơn Tùng)

Vật liệu biến hóa có độ từ thẩm âm ứng dụng cho tăng cường hiệu suất truyền năng lượng không dây (TS. Phạm Thanh Sơn) 

Vật liệu biến hóa hấp tụ sóng điện từ và tiềm năng ứng dụng (TS. Bùi Xuân Khuyến)

TS. Phạm Thanh Sơn báo cáo về vật liệu biến hóa 

 TS. Nguyễn Thị Hiên trình bày báo cáo cũng mình

 TS. Bùi Xuân Khuyến trình bày về vật liệu hấp thụ sóng điện từ

TS. Bùi Sơn Tùng báo cáo về cấu trúc metamaterial

     Những giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm tính chất và khả năng khai thác của các hướng nghiên cứu đã được nêu ra trong buổi họp để từ đó dẫn đến những thảo luận và hợp tác giữa các nhóm khác nhau nhằm đẩy nhanh và mạnh các hướng nghiên cứu này hơn nữa.

     Về phía Đại học Việt Nhật (VJU), TS. Bùi Nguyên Quốc Trình đã trình bày về hướng Phát triển vật liệu bán dẫn/điện môi và bộ nhớ sắt điện từ Công nghệ phi chân không. Đây là một hướng nghiên cứu khá thích hợp đối với điều kiện thực tế nước ta với triển vọng hiện nay cũng rất lớn và khả năng ứng dụng thực tế cao. 

TS. Bùi Nguyên Quốc Trình trình bày về các hướng nghiên cứu của nhóm

     Cũng tại buổi seminar, TS. Lê Văn Lịch thuộc nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã thảo luận về Phương pháp mô phỏng pha trường trong nghiên cứu lý thuyết từ - điện. Là một phương pháp mạnh trong nghiên cứu cơ bản về vật liệu từ điện nên phần thảo luận của TS. Lê Văn Lịch được thảo luận rất sôi nổi.

 

TS. Lê Văn Lịch trình bày về các kết quả thu được từ mô phỏng pha trường

     Nhóm nghiên cứu của GS. TS. Nguyễn Hữu Đức (VMINA) và PGS. TS. Đỗ Thị Hương Giang (UET-VNU) đã trình bày về nhóm và kết lại phần giới thiệu bằng các hướng nghiên cứu như: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng hiệu ứng từ điện, nghiên cứu ứng dụng cảm biến y-sinh (vi nam châm, cảm biến sinh học, thiết bị đo và kiểm soát bệnh liên quan đến tim mạch, hệ vi từ kế kết hợp vi kênh), Công nghệ mạ sắt điện cho ứng dụng chuyển đổi năng lượng điện cơ,...Nội dung của bài trình bày đã thu hút được rất nhiều sự chú ý thảo luận từ các nhà khoa học tham dự, với năng lực nghiên cứu và chế tạo sẵn có của PTN Micro-nano đã giúp tạo ra cơ hội để các nhóm nghiên cứu cơ bản mạnh khác tại buổi hội thảo có hướng hợp tác cùng với PTN.

 

Ảnh chụp tập thể thành viên của các nhóm nghiên cứu

     Buổi seminar đã diễn ra thành công cùng với nhiều ý tưởng và mối liên kết hợp tác giữa các nhóm với nhau. Bước đầu xây dựng được một tập thể nghiên cứu mạnh, đa ngành, đa lĩnh vực với các trưởng nhóm nghiên cứu là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành có năng lực, uy tín cũng như tâm huyết với nền khoa học của nước nhà. Từ mối liên kết và hợp tác này giữa các đơn vị này chúng ta có thể hi vọng rằng tương lai của ngành Vật lý nói riêng và của lĩnh vực Khoa học và Công nghệ nước nhà nói chung sẽ ngày một phát triển hơn nữa.

 

Liên hệ hợp tác: 

Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Micro và Nano.

Phòng 2.3 nhà E4, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 024 3754 9665                         Email: linhphuong88yb@gmail.com

Việt Hùng (VMINA)

Lượt xem: 1.217
Bài tin liên quan
Tin tức
Tin đọc nhiều